The Game Awards 2022

The Game Awards 2022
Dòng chữ "The Game Awards" và "ngày 8 tháng 12" phía trước bức tượng nhỏ màu cam trên nền đen.
Ngày8 tháng 12 năm 2022 (2022-12-08)
Quốc giaMỹ
Dẫn chương trìnhGeoff Keighley
Dẫn chương trình trướcSydnee Goodman
Nhiều danh hiệu nhấtGod of War Ragnarök (6)
Nhiều đề cử nhấtGod of War Ragnarök (11)
Trang chủthegameawards.com
Truyền hình
Thời lượng3 giờ[1]
Nhà sản xuất
  • Geoff Keighley
  • Kimmie Kim
Đạo diễnRichard Preuss
Kết quả
Game of the YearElden Ring
< 2021 The Game Awards 2023 >

The Game Awards 2022 là một chương trình trao giải vinh danh trò chơi điện tử năm 2022 hay nhất. Sự kiện do Geoff Keighley tổ chức, ông là người sáng tạo và cũng là nhà sản xuất của The Game Awards, và được tổ chức tại Nhà hát Microsoft ở Los Angeles ngày 8 tháng 12 năm 2022. Buổi chiếu trước buổi lễ do Sydnee Goodman dẫn. Sự kiện phát trực tiếp trên hơn 40 nền tảng kỹ thuật số, cùng với trải nghiệm IMAX bổ sung. Ngoài ra còn có phần trình diễn âm nhạc của Halsey, Hozier, và Bear McCreary, và các bài thuyết trình của các khách mời nổi tiếng, bao gồm Reggie Fils-Aimé, Al Pacino, Pedro Pascal, Bella Ramsey, Ken và Roberta Williams. Chương trình giới thiệu thêm giải thưởng mới là Chuyển thể hay nhất cho phương tiện chuyển thể từ trò chơi điện tử.

God of War Ragnarök dẫn đầu với 11 đề cử[a] và 6 giải thưởng; game giành giải Kể chuyện hay nhất và Trò chơi phiêu lưu/hành động hay nhất, trong khi nam diễn viên chính là Christopher Judge giành giải Diễn xuất xuất sắc nhất cho vai diễn Kratos và nhà soạn nhạc McCreary đã giành giải Nhạc nền và Âm nhạc hay nhất. Elden Ring nhận giải Trò chơi của năm, cũng như Đạo diễn trò chơi hay nhất và Trò chơi nhập vai hay nhất. Một số trò chơi mới cũng công bố trong chương trình, bao gồm Crash Team Rumble, Death Stranding 2, Hades IIJudas, và clip đầy đủ đầu tiên cho bộ phim The Super Mario Bros. Movie. Chương trình đã nhận nhiều sự chú ý của giới truyền thông sau khi một cá nhân lẻn lên sân khấu và có một bài phát biểu ngắn trước khi sự kiện kết thúc. Chương trình có hơn 103 triệu lượt xem, nhiều nhất trong lịch sử giải. Các bài đánh giá về buổi lễ còn nhiều ý kiến trái chiều, khen ngợi các thông báo và bài phát biểu nhưng lại chỉ trích tập trung vào việc tiếp thị hơn là giải thưởng và thiếu đại diện trò chơi indie.

Bối cảnh

Một người đàn ông với mái tóc nâu mỉm cười khi quay mặt về phía bên trái của máy ảnh
Một người phụ nữ với mái tóc nâu nhạt đang mỉm cười trước ống kính.
Cũng như các phần trước của The Game Awards, Geoff Keighley (trái) dẫn chương trình chính trong khi Sydnee Goodman (phải) dẫn chương trình trước đó.

Như với các lần trao giải trước đó của The Game Awards, chương trình năm 2022 vẫn do nhà báo về trò chơi điện tử người Canada là Geoff Keighley tổ chức và sản xuất. Ông trở lại với tư cách là nhà sản xuất điều hành cùng với Kimmie Kim, Richard Preuss và LeRoy Bennett cũng lần lượt trở lại với tư cách là giám đốc và giám đốc sáng tạo.[2] Sydnee Goodman trở lại với vai trò dẫn chương trình chiếu trước dài 30 phút,[3] đổi tên thành Opening Act.[4] Buổi trao giải diễn ra tại Nhà hát Microsoft ở Los Angeles ngày 8 tháng 12 năm 2022, phát trực tiếp trên hơn 40 nền tảng trực tuyến và dịch vụ truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, TikTok, Twitch, Twitter và YouTube,[5] cũng như giới thiệu Instagram Live trên toàn thế giới[3] và hợp tác với Tiki tại Ấn Độ.[6] Lần đầu tiên kể từ 2019 do đại dịch COVID-19, chương trình mở cửa cho công chúng tham dự,[3] với khoảng 1.000 người,[7] mặc dù tổng số người tham dự chỉ giới hạn ở mức vài nghìn người để tránh những hạn chế khác. Kim mong đợi có lượng khách quốc tế nhiều hơn, đặc biệt là từ Nhật Bản, do việc hạn chế đi lại đã dễ dàng hơn.[3] Vé công khai bán từ ngày 1 tháng 11,[8] mặc dù chương trình vẫn có thể thay đổi các nguyên tắc an toàn và sức khỏe chờ xử lý do COVID-19 ở California.[2]

Keighley muốn chương trình mang tính điện ảnh hơn,[7] chọn thời lượng ngắn hơn các năm trước—khoảng 2,5 giờ[3]—để đáp lại phản hồi của người xem; ông thấy người xem cảm thấy mệt mỏi với các chương trình trước đó và cố gắng hợp lý hóa bằng cách cắt bớt một số nội dung.[9] Keighley đã phải vật lộn với sự cân bằng giữa phần trao giải thưởng và thông báo, nhấn mạnh rằng các thành viên trong ngành phần lớn coi trọng giải thưởng trong khi khoảng 75% cộng đồng thích cái sau hơn.[3] Chương trình đã hợp tác với IMAX để tạo The Game Awards: The IMAX Experience, một sự kiện cộng đồng trực tiếp cho phép mọi người có thể tham gia trên toàn thế giới và giới thiệu độc quyền loạt trò chơi sắp ra mắt là Dead Space;[2][10] phát sóng 40 địa điểm ở Mỹ và Canada, bán vé vào ngày 16 tháng 11.[10] Trong suốt chương trình, Valve tặng một Steam Deck cho mỗi phút mà người xem đủ điều kiện trên Steam ở Canada, Liên minh Châu Âu, Anh và Mỹ.[11] Người xem Twitch đủ điều kiện sẽ nhận phần thưởng, cho phép họ đổi Rogue Legacy trên Epic Games Store và các vật phẩm trong trò chơi như trang phục mặt nạ Keighley trong Among Us, Emote Twitch trong Cult of the Lamb, và trang phục Kait Diaz trong Fall Guys.[12]

Thông báo

Các thông báo được đưa ra trong chương trình bao gồm đoạn giới thiệu trò chơi cho Star Wars Jedi: Survivor của Cameron Monaghan (trên cùng) và đoạn giới thiệu tiết lộ Death Stranding 2 của Kojima Hideo (phía dưới).

Keighley ước tính chương trình có hơn 50 trò chơi,[7] khoảng 30 đến 40 trong số đó là các trò chơi đã công bố có nội dung mới.[4] Đoạn clip đầu tiên của The Super Mario Bros. Movie cũng được tiết lộ trong buổi chiếu. Thông báo về các trò chơi đã phát hành và sắp ra mắt được thực hiện cho:[13]

  • Among Us
  • Baldur's Gate III
  • Blood Bowl 3
  • Blue Protocol
  • Call of Duty: Modern Warfare II
  • Colossal Cave 3D Adventure
  • Company of Heroes 3
  • Cyberpunk 2077
  • Dead Cells
  • Destiny 2: Lightfall
  • Diablo IV
  • Dune: Awakening
  • Final Fantasy XVI
  • Fire Emblem Engage
  • Forspoken
  • Genshin Impact
  • Horizon Call of the Mountain
  • Horizon Forbidden West
  • Meet Your Maker
  • Nightingale
  • Party Animals
  • Replaced
  • Returnal
  • Rocket League
  • Sky: Children of the Light
  • Star Wars Jedi: Survivor
  • Street Fighter 6
  • Suicide Squad: Kill the Justice League
  • Tekken 8
  • The Last of Us Part I
  • The Lords of the Fallen
  • Vampire Survivors
  • Viewfinder
  • Warhammer 40,000: Space Marine 2
  • Wild Hearts

Trò chơi mới được công bố bao gồm:[13]

  • After Us
  • Armored Core VI: Fires of Rubicon
  • Banishers: Ghosts of New Eden
  • Bayonetta Origins: Cereza and the Lost Demon
  • Behemoth VR
  • Crash Team Rumble
  • Crime Boss: Rockay City
  • Death Stranding 2
  • Earthblade
  • Hades II
  • Hellboy: Web of Wyrd
  • Immortals of Aveum
  • Judas
  • Post Trauma
  • Remnant 2
  • Transformers Reactivate
  • Valiant Hearts: Coming Home
  • Wayfinder

Một số người hâm mộ và nhà báo bày tỏ sự thất vọng vì thiếu thông báo của hệ máy Xbox trong sự kiện;[14][15] Ryan McCaffrey của IGN gọi đó là "một cú tát vào mặt người chơi".[16] Một số giả thuyết cho rằng sự vắng mặt của công ty có thể là do Ủy ban Thương mại Liên bang thông báo rằng họ sẽ cố gắng chặn việc Microsoft mua Activision Blizzard vào buổi sáng ngày trao giải, mặc dù các nhà báo lưu ý rằng có khả năng không liên quan.[14][16] Aaron Greenberg, phó chủ tịch tiếp thị trò chơi Xbox, đã trả lời các khiếu nại bằng cách nói rằng công ty đã lên kế hoạch thông báo cho năm 2023.[17]

Chiến thắng và Đề cử

Keighley đã nói đùa về những cáo buộc về bot khi vinh danh Genshin Impact người chiến thắng hạng mục Tiếng nói của người chơi.[18]

Giải thưởng

Chiến thắng được liệt kê đầu tiên, đánh dấu bằng in đậm và có biểu tượng chữ thập kép (double-dagger).[19]

Trò chơi điện tử và phương tiện truyền thông

Miyazaki Hidetaka nhận giải Trò chơi của năm và Chỉ đạo trò chơi hay nhất cho Elden Ring.
Bear McCreary giành giải Âm thanh và Âm nhạc hay nhất cho God of War Ragnarök.
Christopher Judge giành giải Diễn xuất xuất sắc nhất cho vai Kratos trong God of War Ragnarök.
Ben Brode nhận giải Trò chơi di động hay nhất cho Marvel Snap.
Tony Huynh nhận giải Trò chơi chiến đấu hay nhất cho MultiVersus.
Trò chơi của năm Đạo diễn xuất sắc nhất
Dẫn truyện hay nhất Chỉ đạo nghệ thuật hay nhất
Âm thanh và Âm nhạc hay nhất Thiết kế Âm thanh hay nhất
  • God of War Ragnarök – Bear McCrearydouble-dagger
    • A Plague Tale: Requiem – Olivier Deriviere
    • Elden Ring – Tsukasa Saitoh
    • Metal: Hellsinger – Two Feathers
    • Xenoblade Chronicles 3 – Yasunori Mitsuda
Diễn xuất sắc nhất Trò chơi có tác động nhất
  • Christopher Judge trong vai Kratos – God of War Ragnarökdouble-dagger
    • Ashly Burch trong vai Aloy – Horizon Forbidden West
    • Manon Gage trong vai Marissa Marcel – Immortality
    • Charlotte McBurney trong vai Amicia de Rune – A Plague Tale: Requiem
    • Sunny Suljic trong vai Atreus – God of War Ragnarök
  • As Dusk Falls – Interior Night / Xbox Game Studiosdouble-dagger
    • A Memoir Blue – Cloisters Interactive / Annapurna Interactive
    • Citizen Sleeper – Jump Over the Age / Fellow Traveller
    • Endling: Extinction is Forever – Herobeat Studios / HandyGames
    • Hindsight – Joel McDonald / Annapurna Interactive
    • I Was a Teenage Exocolonist – Northway Games / Finji
Trò chơi sắp ra mắt hay nhất Trò chơi độc lập hay nhất
  • Stray – BlueTwelve Studio / Annapurna Interactivedouble-dagger
    • Cult of the Lamb – Massive Monster / Devolver Digital
    • Neon White – Angel Matrix / Annapurna Interactive
    • Sifu – Sloclap
    • Tunic – Andrew Shouldice / Finji
Trò chơi di động hay nhất Hỗ trợ cộng đồng tốt nhất[b]
Trò chơi VR/AR Đổi mới trong khả năng tiếp cận
  • Moss: Book II – Polyarcdouble-dagger
    • After the Fall – Vertigo Games
    • Among Us VR – Innersloth
    • Bonelab – Stress Level Zero
    • Red Matter 2 – Vertical Robot
  • God of War Ragnarök – Santa Monica Studio / Sony Interactive Entertainmentdouble-dagger
    • As Dusk Falls – Interior Night / Xbox Game Studios
    • Return to Monkey Island – Terrible Toybox, Lucasfilm Games / Devolver Digital
    • The Last of Us Part I – Naughty Dog / Sony Interactive Entertainment
    • The Quarry – Supermassive Games / 2K
Trò chơi hành động hay nhất Trò chơi hành động/phiêu lưu hay nhất
  • Bayonetta 3 – PlatinumGames / Nintendodouble-dagger
    • Call of Duty: Modern Warfare IIInfinity Ward / Activision
    • Neon White – Angel Matrix / Annapurna Interactive
    • Sifu – Sloclap
    • Teenage Mutant Ninja Turtles: Shredder's Revenge – Tribute Games / Dotemu
  • God of War Ragnarök – Santa Monica Studio / Sony Interactive Entertainmentdouble-dagger
    • A Plague Tale: RequiemAsobo Studio / Focus Entertainment
    • Horizon Forbidden West – Guerrilla Games / Sony Interactive Entertainment
    • Stray – BlueTwelve Studio / Annapurna Interactive
    • Tunic – Andrew Shouldice / Finji
Trò chơi nhập vai hay nhất Trò chơi đối kháng hay nhất
Trò chơi gia đình hay nhất Trò chơi thể thao/đua xe hay nhất
Trò chơi mô phỏng/chiến lược hay nhất Trò chơi nhiều người chơi hay nhất
Trò chơi Indie đầu tay hay nhất Trò chơi được mong đợi nhất
  • Stray – BlueTwelve Studio / Annapurna Interactivedouble-dagger
    • Neon White – Angel Matrix / Annapurna Interactive
    • Norco – Geography of Robots / Raw Fury
    • Tunic – Andrew Shouldice / Finji
    • Vampire Survivors – Luca Galante
Chuyển thể xuất sắc nhất[c] Tiếng nói của người chơi[d]

Thể thao điện tử và người sáng tạo

Jaccob "yay" Whiteaker giành giải Vận động viên thể thao điện tử xuất sắc nhất.
Ludwig Ahgren giành giải Người tạo nội dung của năm.
Trò chơi thể thao điện tử hay nhất Vận động viên thể thao điện tử hay nhất
  • Jaccob "yay" Whiteaker (OpTic Gaming, ValorantBản mẫu:--)double-dagger
    • Jeong "Chovy" Ji-hoon (Gen.G, League of LegendsBản mẫu:--)
    • Lee "Faker" Sang-hyeok (T1, League of LegendsBản mẫu:--)
    • Finn "karrigan" Andersen (FaZe Clan, Counter-Strike: Global OffensiveBản mẫu:--)
    • Oleksandr "s1mple" Kostyliev (Natus Vincere, Counter-Strike: Global OffensiveBản mẫu:--)
Đội thể thao điện tử xuất sắc nhất Huấn luyện viên thể thao điện tử xuất sắc nhất
  • Matheus "bzkA" Tarasconi (LOUD, ValorantBản mẫu:--)double-dagger
    • Andrii "B1ad3" Horodenskyi (Natus Vincere, Counter-Strike: Global OffensiveBản mẫu:--)
    • Erik "d00mbr0s" Sandgren (FunPlus Phoenix, ValorantBản mẫu:--)
    • Robert "RobbaN" Dahlström (FaZe Clan, Counter-Strike: Global OffensiveBản mẫu:--)
    • Go "Score" Dong-bin (Gen.G, League of LegendsBản mẫu:--)
Sự kiện thể thao điện tử hay nhất Người tạo nội dung của năm
  • 2022 League of Legends World Championshipdouble-dagger
    • Evo 2022
    • PGL Major Antwerp 2022
    • 2022 Mid-Season Invitational
    • 2022 Valorant Champions
  • Ludwig Ahgrendouble-dagger
    • Karl Jacobs
    • Nibellion
    • Nobru
    • QTCinderella

Trò chơi có nhiều đề cử và giải thưởng

Nhiều đề cử

God of War Ragnarök dẫn đầu chương trình với mười một đề cử, đồng hạng nhất trong lịch sử của chương trình.[a] Tiếp theo là Elden Ring với tám, Horizon Forbidden WestStray với bảy. Sony Interactive Entertainment dẫn đầu với 21 đề cử, tiếp theo là Annapurna Interactive với 12 và Nintendo với 11.[25][26] Ngoài các nhà phát hành trò chơi điện tử, Netflix đã nhận được ba đề cử cho các sản phẩm truyền hình ở hạng mục Chuyển thể xuất sắc nhất.[27]

Trò chơi nhận được nhiều đề cử
Đề cử Trò chơi
11 God of War Ragnarök
8 Elden Ring
7 Horizon Forbidden West
Stray
5 A Plague Tale: Requiem
3 Apex Legends
Call of Duty: Modern Warfare II
Genshin Impact
Immortality
Neon White
Sifu
Tunic
Xenoblade Chronicles 3
2 As Dusk Falls
Destiny 2: The Witch Queen
Final Fantasy XIV
Fortnite
Gran Turismo 7
Mario + Rabbids Sparks of Hope
MultiVersus
Splatoon 3
Teenage Mutant Ninja Turtles: Shredder's Revenge
Đề cử của nhà phát hành
Đề cử Nhà phát hành
21 Sony Interactive Entertainment
12 Annapurna Interactive
11 Nintendo
9 Bandai Namco Entertainment
6 Square Enix
5 Electronic Arts
Focus Entertainment
4 Finji
Warner Bros. Interactive Entertainment
3 Activision
Half Mermaid Productions
miHoYo
Sega
Sloclap
2 2K
Bungie
Devolver Digital
Dotemu
Epic Games
Funcom
Riot Games
Ubisoft
Valve
Xbox Game Studios

Nhiều giải thưởng

God of War Ragnarök dẫn đầu chương trình với sáu chiến thắng, tiếp theo là Elden Ring với bốn chiến thắng, Final Fantasy XIV và Stray với hai chiến thắng mỗi game. Sony Interactive đã giành tổng cộng bảy giải thưởng, tiếp theo là Bandai Namco Entertainment và Nintendo với bốn giải thưởng mỗi giải.[28]

Games that received multiple wins
Awards Game
6 God of War Ragnarök
4 Elden Ring
2 Final Fantasy XIV
Stray
Wins by publisher
Awards Publisher
7 Sony Interactive Entertainment
4 Bandai Namco Entertainment
Nintendo
2 Annapurna Interactive
Square Enix

Ghi chú

  1. ^ a b God of War Ragnarök với mười một đề cử đồng hạng với The Last of Us Part II tại 2020, nhiều nhất trong lịch sử của chương trình.[23][24]
  2. ^ Được trình bày cùng với Discord[20]
  3. ^ Được trao cho phương tiện truyền thông dựa trên trò chơi điện tử[2]
  4. ^ Giải thưởng do công chúng bình chọn 100 phần trăm với quy trình đề cử ba vòng bắt đầu với 30 trò chơi[21][22]

Tham khảo

  1. ^ Gordon, Lewis (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “The Game awards: three patience-testing hours of video game advertorials”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c d Grobar, Matt (ngày 22 tháng 8 năm 2022). “The Game Awards Sets 2022 Date, Introduces Best Adaptation Category”. Deadline. Penske Media Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Takahashi, Dean (ngày 14 tháng 11 năm 2022). “Geoff Keighley's The Game Awards returns as a hybrid online show and physical event on Dec. 8”. VentureBeat. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b Robinson, Andy (ngày 3 tháng 12 năm 2022). “Ahead of The Game Awards, Geoff Keighley says he 'hasn't felt this good about a show in a while'”. Video Games Chronicle. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Romano, Sal (ngày 22 tháng 8 năm 2022). “The Game Awards 2022 set for December 8”. Gematsu. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Tiki becomes the global distribution partner for The Game Awards 2022”. The Times of India. The Times Group. ngày 7 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ a b c McKeand, Kirk (ngày 11 tháng 11 năm 2022). “'50-plus games involved' in TGA's most 'cinematic show' - The Game Awards' Geoff Keighley”. Video Games. FanNation. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Nunneley, Stephany (ngày 1 tháng 10 năm 2022). “The Game Awards 2022 tickets go on sale in November”. VG247. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Middler, Jordan (ngày 4 tháng 12 năm 2022). “The Game Awards will be 'significantly shorter' this year due to feedback”. Video Games Chronicle. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ a b “IMAX to Debut the 2022 Game Awards Live in Theaters on December 8th”. Boxoffice Pro. Webedia. ngày 16 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ Hollister, Sean (ngày 30 tháng 11 năm 2022). “Valve will give away a free Steam Deck every minute during The Game Awards”. The Verge. Vox Media. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Jackson, Bryce L. (ngày 6 tháng 12 năm 2022). “Viewers Watching The Game Awards on Twitch Will Get Drops”. Game Rant. Valnet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ a b Bardhan, Ashley (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Console Warriors Mad, Sad At Xbox's Latest Awards No-Show”. Kotaku. G/O Media. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  14. ^ Duckworth, Joshua (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Why Xbox Did Not Have a Major Presence at The Game Awards”. Game Rant. Valnet. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ a b McCaffrey, Ryan (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Xbox's Game Awards No-Show Is a Slap in the Face to Players”. IGN. Ziff Davis. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  16. ^ Robinson, Andy (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Xbox addresses lack of Game Awards reveals: 'We have a lot planned to show'”. Video Games Chronicle. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  17. ^ Taylor, Mollie (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Genshin Impact emerges victorious in the bitter Game Awards war against Sonic Frontiers”. PC Gamer. Future plc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ Plant, Logan (ngày 8 tháng 12 năm 2022). “The Game Awards 2022 Winners: The Full List”. IGN. Ziff Davis. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  19. ^ Benfell, Grace (ngày 10 tháng 11 năm 2022). “The Game Awards Announces Collaboration With Discord, Including New Award”. GameSpot. Fandom, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ Wilde, Tyler (ngày 6 tháng 12 năm 2022). “Sonic Frontier fans and Genshin Impact fans go to war over Game Awards vote (Updated)”. PC Gamer. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  21. ^ Wood, Anthony (ngày 6 tháng 12 năm 2022). “The Game Awards Fan Vote Has Genshin Impact and Sonic Frontiers Crushing Elden Ring for Game of the Year”. IGN. Ziff Davis. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  22. ^ Wilson, Mike (ngày 18 tháng 11 năm 2020). “'The Last of Us Part II' Leads The Game Awards 2020 Nominees”. Bloody Disgusting. Cinedigm. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  23. ^ Wilson, Mike (ngày 14 tháng 11 năm 2022). “'Elden Ring', 'God of War Ragnarok' Lead Nominees for The Game Awards 2022”. Bloody Disgusting. Cinedigm. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  24. ^ Stephan, Katcy (ngày 14 tháng 11 năm 2022). “Game Awards 2022 Nominations: 'God of War Ragnarök,' 'Elden Ring' and 'Horizon Forbidden West' Dominate”. Variety. Penske Media Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  25. ^ Bonthuys, Darryn (ngày 14 tháng 11 năm 2022). “God Of War Ragnarok And Elden Ring Lead The Game Awards 2022 Nominees”. GameSpot. Fandom, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  26. ^ Chalk, Andy (ngày 14 tháng 11 năm 2022). “God of War: Ragnarok leads The Game Awards nominations for 2022”. PC Gamer. Future plc. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ Kerr, Chris (ngày 9 tháng 12 năm 2022). “Elden Ring and God of War Ragnarok dominate The Game Awards 2022”. Game Developer. Informa. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

  • Website chính thức
  • Cổng thông tin Trò chơi điện tử
  • x
  • t
  • s
Năm
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
Trò chơi của năm
  • Dragon Age: Inquisition (2014)
  • The Witcher 3: Wild Hunt (2015)
  • Overwatch (2016)
  • The Legend of Zelda: Breath of the Wild (2017)
  • God of War (2018)
  • Sekiro: Shadows Die Twice (2019)
  • The Last of Us Part II (2020)
  • It Takes Two (2021)
  • Elden Ring (2022)
Liên quan