Người Động

Người Động
Hai người đàn bà và một người đàn ông dân tộc Động trong trang phục lễ hội. Liping County, Quý Châu, Trung Quốc.
Tổng dân số
2.960.293[1]
Khu vực có số dân đáng kể
Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Tây (Trung Quốc)
Ngôn ngữ
Tiếng Động
Tôn giáo
Đa thần giáo, Phật giáo Thượng tọa bộ

Người Động (chữ Hán: 侗族, bính âm: Dòngzú; Hán-Việt: Động tộc; tên tự gọi: Gaeml, trong IPA: [kɐm], còn gọi là Kam) là một nhóm sắc tộc. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ nổi tiếng với các kỹ năng nghề mộc của mình cũng như kiểu kiến trúc độc đáo duy nhất, cụ thể là các dạng cầu che mái gọi là "phong vũ kiều" (风雨桥). Phần nhiều người Động là nông dân. Ẩm thực của họ có đặc trưng rõ nét là các món dưa muối, cá hay thịt ướp muối và cơm nếp.

Họ sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Tây cũng như tại châu tự trị Ân Thi thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Tại Lào cũng có một phân chi của người Động mà tiếng Trung gọi là 康族 (Khang tộc).

Ngôn ngữ

Tiếng Động (tên tự gọi lix Gaeml) là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai[2]. Khi viết, đôi khi người Động sử dụng các ký tự tiếng Trung để thể hiện các âm của từ ngữ trong tiếng Đồng. Một kiểu viết chính tả mới dựa trên các ký tự Latinh đã được phát triển vào năm 1958, nhưng nó không được sử dụng phổ biến, do thiếu tài liệu in ấn cũng như giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp.

Ethnologue phân biệt hai phương ngữ tiếng Động với mã kmc cho phương ngữ miền nam và mã doc cho phương ngữ miền bắc.

Tháp trống (Cổ lâu, 古楼) tại hương Triệu Hưng, huyện Lê Bình, châu tự trị người Miêu-người Động Kiềm Đông Nam, tỉnh Quý Châu
Phong vũ kiều của người Động tại Trình Dương, Quảng Tây, Trung Quốc

Lễ tết

Đáng chú ý có 2 lễ hội. Một là tết giá kiều vào ngày 2 tháng 2 theo nông lịch. Hai là tết tân hôn vào ngày Mão đầu tiên của tháng 10. Thường có 10 đôi nam nữ thành hôn cùng một ngày.

Những người Động nổi tiếng

  • Lý Đình (李婷), nữ vận động viên đoạt huy chương vàng trong môn nhảy cầu đôi (cùng Lao Lệ Thi - 劳丽诗) 10 m tại Thế vận hội Mùa hè 2004Athena, Hy Lạp.
  • Ngô Hồng Phi (吴虹飞), ca sĩ của ban nhạc rock Trung Quốc "Hạnh phúc đại nhai" (幸福大街)
  • Túc Dụ (粟裕) (1907-1984), đại tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Tham khảo

  • D. Norman Geary, Ruth B. Geary, Ou Chaoquan, Long Yaohong, Jiang Daren, Wang Jiying (2003). The Kam People of China. Turning Nineteen? (Luân Đôn / New York, RoutledgeCurzon 2003). ISBN 0-7007-1501-0. (The two main authors are affiliated with the linguistic organization SIL International.)
  • Long Dược Hoành (龙跃宏/Long Yaohong) và Trịnh Quốc Kiều (郑国乔/Zheng Guoqiao) (1998). Language in Guizhou Province, China. Dallas: SIL International and the University of Texas at Arlington. Publications in Linguistics 126. ISBN 1-55671-051-8. (D. Norman Geary phiên dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh.) [1] Lưu trữ 2005-12-15 tại Wayback Machine
  • Âu Hanh Nguyên (欧亨元/Ou Hengyuan). 2004. Cic deenx Gaeml Gax / Dòng-Hàn cídiǎn 侗汉词典 (Đồng-Hán từ điển. Bắc Kinh (北京), Dân tộc xuất bản xã (民族出版社). ISBN 7-105-06287-8.
  • Ethnic minority

Liên kết ngoài

  • The Dong ethnic minority (website của chính quyền nhà nước Trung Quốc bằng tiếng Anh)
  • Trịnh Quốc Kiều 郑国乔: Đồng ngữ giảng tọa 侗语讲座 Lưu trữ 2005-09-13 tại Wayback Machine (Các bài thuyết trình tiếng Động; trong tiếng Trung; các trang không hiển thị đúng trong Mozilla)
  • Bài của National Geographic về người Động ở trại Địa Môn (地扪), hương Mao Cống, huyện Lê Bình, tỉnh Quý Châu Lưu trữ 2008-04-15 tại Wayback Machine của Amy Tan (Đàm Ân Mỹ), ảnh của Lynn Johnson, năm 2008.
  • Photo of Dong lusheng (mouth organ) parade[liên kết hỏng]
  • Ảnh về làng của người Động (website tiếng Nhật)

Nghe

  • Amy Tan Reveals Stories of Dong Folk Songs, ngày 25 tháng 4 năm 2008

Ghi chú

  1. ^ The Dong ethnic minority
  2. ^ www.ethnologue.org
  • x
  • t
  • s

A Xương  • Bạch  • Bảo An  • Blang (Bố Lãng)  • Bố Y  • Kachin (Cảnh Pha)  • Cao Sơn  • Hà Nhì (Cáp Nê)  • Tráng  • Jino (Cơ Nặc)  • Dao  • Lô Lô (Di)  • Yugur (Dụ Cố)  • Uyghur (Duy Ngô Nhĩ)  • Xa
Daur (Đạt Oát Nhĩ)  • Độc Long • Động  • Đông Hương  • Palaung (Đức Ngang)  • Nanai (Hách Triết)  • Hán  • Miêu  • Hồi  • Kazakh (Cáp Tát Khắc)  • Kirgiz (Kha Nhĩ Khắc Tư)  • Khơ Mú  • Khương  • Kinh  • Lhoba (Lạc Ba)
La hủ (Lạp Hỗ)  • Lật Túc (Lật Túc)  •  • Mãn  • Mảng  • Mao Nam  • Monpa (Môn Ba)  • Mông Cổ  • Mulao (Mục Lão)  • Naxi (Nạp Tây)  • Nga (Nga La Tư)  • Evenk (Ngạc Ôn Khắc)  • Oroqen (Ngạc Luân Xuân)  • Cờ lao (Ngật Lão)  • Va (Ngõa)  • Nộ  • Uzbek (Ô Tư Biệt Khắc)  • Pumi (Phổ Mễ)  • Salar (Tát Lạp)  • Shan  • Tạng  • Thái  • Tajik (Tháp Cát Khắc)  • Tatar (Tháp Tháp Nhĩ)  • Thổ  • Thổ Gia  • Thủy  • Tích Bá  • Triều Tiên  • Nhật Bản