Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2011

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2011 (COP17/CMP7)
Thời điểm28 tháng 11 năm 2011 –
11 tháng 12 năm 2011
Địa điểmDurban, Nam Phi
Nhân tố liên quanCác quốc gia thành viên UNFCCC
Trang webwww.cop17-cmp7durban.com

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2011 (COP17/CMP7) được tổ chức tại Durban, Nam Phi từ ngày 28 tháng 11 đến 11 tháng 12 năm 2011. Mục tiêu của hội nghị là đưa ra một hiệp ước mới nhằm hạn chế lượng cacbon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác thải ra,[1] đồng thời thống nhất về văn bản mang tính ràng buộc pháp lý mới thay thế cho Nghị định thư Kyoto vốn hết hiệu lực vào năm 2012. Hội nghị diễn ra với sự tham gia của khoảng 194 quốc gia và vùng lãnh thổ.[2] Trước đó, để chuẩn bị cho sự kiện này, tại thủ đô của Đức đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Berlin về Biến đổi Khí hậu Toàn cầu vào ngày 3 tháng 7 với đại diện của 35 quốc gia.[3]

Hội nghị đồng ý một thỏa thuận ràng buộc pháp lý bao gồm tất cả các quốc gia, thỏa thuận này sẽ được chuẩn bị vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020.[4] Ngoài ra còn có tiến triển liên quan đến việc thành lập Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) mà theo đó một chương trình khung về biến đổi khí hậu sẽ thông qua. Quỹ được phân phối 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu.[5]

Ngày khai mạc, Chủ tịch hội nghị kiêm Ngoại trưởng Nam Phi khẳng định rằng vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu phải được xem là nhân tố mấu chốt trong kết quả cần đạt được tại COP 17.[2] Bà cũng tuyên bố rằng hội nghị đã diễn ra thành công.[5] Tuy nhiên, các nhà khoa học và các tổ chức môi trường cảnh báo rằng thỏa thuận đó vẫn không đủ để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu trên 2 °C và cần nhiều hành động khẩn khiết hơn.[6]

Nhận định khác cho rằng hội nghị đã kết thúc với kết quả không mong đợi khi các quốc gia chủ chốt vẫn bất đồng gay gắt về nghĩa vụ cắt giảm khí thải, bắt nguồn từ những khó khăn trong việc dung hòa lợi ích phát triển kinh tế trước mắt của các quốc qua cho mục tiêu lâu dài chung về khí hậu.[7] Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản cùng một số các quốc gia đang phát triển khác muốn trì hoãn thương lượng về thỏa thuận cắt giảm khí thải tới năm 2015.[8]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Calendar”. UN Framework Convention on Climate Change. United Nations. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ a b Hải Lê (29/11/2011). “Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 15 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ Hương Mai (Theo The Local) (7 tháng 4 năm 2011). “Hội nghị thượng đỉnh Berlin về biến đổi khí hậu toàn cầu”. PetroTimes - Trang tin Năng lượng Mới điện tử. Truy cập 15 tháng 1 năm 2012.[liên kết hỏng]
  4. ^ Harvey, Fiona; Vidal, John (ngày 11 tháng 12 năm 2011). “Global climate change treaty in sight after Durban breakthrough”. The Guardian. London. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ a b Black, Richard (ngày 11 tháng 12 năm 2011). “Climate talks end with late deal”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ Harvey, Fiona; Vidal, John (ngày 11 tháng 12 năm 2011). “Durban deal will not avert catastrophic climate change, say scientists”. The Guardian. London. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ Thu Thủy (12 tháng 11 năm 2011). “COP-17, hồi kết không mong đợi”. Báo Hà Nội Mới Online. Truy cập 15 tháng 1 năm 2012.[liên kết hỏng]
  8. ^ Minh Long (29/11/2011). “Chiêu bài trì hoãn trong hội nghị khí hậu”. VnExpress. Truy cập 15 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

  • 2011 United Nations Climate Change Conference Lưu trữ 2011-11-10 tại Wayback Machine(tiếng Anh)
  • Live Video and Chat Coverage of the Event by OneClimate Lưu trữ 2011-12-17 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Loại sự kiện
Hội nghị
  • Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Nhiệt độ
  • Dữ liệu công cụ
  • Dữ liệu vệ tinh
  • 1000 năm trước
  • Từ 1880
  • Dữ liệu địa chất
  • Khí hậu lịch sử
  • Cổ khí hậu học
Nguyên nhân
Do con người
gây ra
Tự nhiên
Mô hình
Mô hình khí hậu toàn cầu
Lịch sử
  • Lịch sử khoa học biến đổi khí hậu
  • Svante Arrhenius
  • James Hansen
  • Charles David Keeling
Quan điểm và biến đổi khí hậu
  • Quan điểm khoa học
  • Phạm vi truyền thông của biến đổi khí hậu
  • Quan điểm chung về biến đổi khí hậu
  • Phủ nhận biến đổi khí hậu
  • Theo các quốc gia và vùng lãnh thổ
  • (châu Phi
  • Bắc cực
  • Argentina
  • Australia
  • Bangladesh
  • Bỉ
  • Canada
  • Trung Quốc
  • châu Âu
  • Liên minh châu Âu
  • Phần Lan
  • Grenada
  • Nhật Bản
  • Luxembourg
  • New Zealand
  • Na Uy
  • Nga
  • Scotland
  • Thụy Điển
  • Thụy Điển
  • Tuvalu
  • Vương Quốc Anh
  • Mỹ)
Chính sách
Tổng quan
Theo quốc gia
Nghị định thư Kyoto
Chính phủ
  • Chương trình Biến đổi Khí hậu Châu Âu
  • Chương trình biến đổi khí hậu Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland
  • Thỏa thuận chung Paris
  • Kết thúc sử dụng than
Giảm phát thải
Năng lượng không cacbon
Cá nhân
  • Hành động của cá nhân về biến đổi khí hậu
  • Sống đơn giản
Khác
  • Hành động của cá nhân và chính phủ về biến đổi khí hậu
  • Kịch bản giảm thiểu biến đổi khí hậu
  • Tái trồng rừng
Biện pháp thích nghi
Chiến lược
Chương trình
  • Chống Biến đổi Khí hậu trầm trọng
  • Hệ thống hỗ trợ ra quyết định giao đất
  • Thể loại:Ấm lên toàn cầu
  • Thể loại:Biến đổi khí hậu
  • Từ điển biến đổi khí hậu
  • Thư mục các bài về biến đổi khí hậu